Kiến thức cần biết
Go to:
Home: www.dragonking.vn

Kiến thức cần biết

Lợi ích của hoạt động bơi lội Cách thức hoạt động của hồ bơi di động Vệ sinh hồ bơi Tuổi nào nên học bơi ? Nước hồ bơi có làm viêm màng não? 7 loại bệnh nguy hiểm lây lan khi tắm ở hồ bơi công cộng Kỹ thuật xây dựng hồ bơi sinh thái Chi phí thiết kế hồ bơi gia đình Những lưu ý quan trọng khi bơi lội Bơi lội đối với trẻ em Gạch Mosaic – sự lựa chọn hàng đầu trong trang trí hồ bơi Bơi lội tốt cho tóc và da Xây hồ bơi theo Phong Thủy Người Việt sính hàng ngoại Mối nguy hại từ hồ bơi đầy Clo Ích lợi của việc sở hữu một hồ bơi Lát gạch Mosaic Làm đẹp sân nhà với một hồ bơi nhỏ Bơi lội - Còn tuyệt vời hơn cả thần dược Leo núi tại hồ bơi Hồ bơi và năng lực đặc biệt trong phong thủy Bơi lội giúp sống lâu hơn 10 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI XÂY DỰNG HỒ BƠI Sáng kiến bể bơi 10 triệu đồng của thầy giáo xứ Nghệ Những điều cần lưu ý khi xây dựng bể bơi, hồ bơi Xây dựng bể bơi trong nhà. Tại sao không? Đi bơi quá nhiều có thể gây ung thư da cơ đấy Bể bơi nổi trên mặt hồ Hồ bơi đông nhất thế giới Thiết kế bể bơi mini cho mùa hè thêm mát mẻ Bí quyết giữ cho tóc bóng mềm và da mịn màng khi đi bơi Công dụng thần kỳ của hồ bơi với người cao tuổi Lễ khánh thành hồ bơi tại Quảng Ninh Bí quyết xây dựng hồ bơi theo mong muốn Cách chọn mái che cho bể bơi mang lại hiệu quả cao Bê tông nghệ thuật Bạn đã biết chăm sóc hồ bơi cho nhà bạn sao cho hợp lý chưa Thủ tục cấp phép xây dựng và hoạt động của hồ bơi kinh doanh Công nghệ mới trong xây dựng bể bơi Học bơi mùa đông, có bình thường không? Bí quyết bơi lội để có vóc dáng quyến rũ Dự án nhà hàng Cafe – Massage – Xông hơi – Gym tại Hải Phòng Lợi ích khi thiết kế nhà có hồ bơi Nước hồ bơi thay đổi màu sắc Xây dựng hồ bơi cho nhà mới sao cho đẹp Những bể bơi trong nhà khiến bạn phải ngẩn ngơ vì thèm muốn Hè sắp qua rồi mà vẫn nóng, bơi thôi Nhà ống ở Sài Gòn có bể bơi tiện nghi như khu nghỉ dưỡng Trường quê cải tạo bể xả trạm bơm làm nơi dạy bơi cho học sinh tiểu học Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm cơ bản, đơn giản Giúp trẻ bơi lội vui khỏe,an toàn Những tác dụng tốt của nước trong bơi lội Bí kíp giúp cơ thể bớt nóng trong mùa hè Thoải mái bơi lội ngày hè không lo mất lớp trang điểm Hướng dẫn kỹ thuật bơi sải cơ bản, đúng phương pháp Mùa hè nên đi bơi Tswimming - 5 bài tập cơ bản dành cho người mới tập bơi. 5 dụng cụ không thể thiếu khi đi bơi Những điều nên biết khi đến bể bơi công cộng Thở như thế nào khi bơi, để bơi được thật xa 3 giai đoạn nín thở và cách nín thở khi lặn, bơi của con người Tại sao bơi lội lại tốt với người bệnh đau lưng 10 mẫu hồ bơi nhỏ tuyệt đẹp cho sân vườn 4 tác dụng và 6 điều cần lưu ý trong bơi lội Sự thật dễ bị đánh lừa về nước ở bể bơi Cảnh quan lung linh tuyệt đẹp cho hồ bơi của bạn Chỉ với 650m2 bạn sẽ có khu resort mini ngay tại nhà 11 ý tưởng thiết kế hồ bơi trong nhà Những điều bạn cần biết khi xây dựng hồ bơi trong nhà Hồ bơi gia đình - Hồ bơi sân vườn tại Hậu Giang 15 ý tưởng thiết kế tuyệt vời cho hồ bơi nhỏ Chi phí xây dựng hồ bơi kinh doanh trên thị trường hiện nay Nhà phân phối độc quyền các sản phẩn Pool & Spa thương hiệu Châu Âu Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng hồ bơi Những mẫu thiết kế hồ bơi đẹp trong biệt thự Những tiêu chuẩn trong thiết kế hồ bơi gia đình Mẫu hồ bơi kinh doanh Kích thước tiêu chuẩn hồ bơi cho trẻ em Chi phí xây dựng hồ bơi gia đình hết bao nhiêu tiền? Các bước trong xây dựng hồ bơi Công ty xây dựng hồ bơi chuyên nghiệp TRỌN BỘ THIẾT BỊ VỆ SINH HỒ BƠI Cách xử lý nước hồ bơi Năng lượng đặc biệt của hồ bơi Có nên cho trẻ sơ sinh tập bơi? 10 lợi ích từ thói quen bơi lội

3 giai đoạn nín thở và cách nín thở khi lặn, bơi của con người

28/09/2016
1907

Bạn đang thắc mắc, khi ở dưới nước thì con người sẽ nín thở qua các bước nào, giai đoạn nào. Mọi lần mình đều chia sẻ cho các bạn kiến thức bơi lội nhưng hôm nay, vô tình đọc được 1 bài viết rất tuyệt vời về lặn, xin đưa ra để các bạn hình dung rõ hơn về phần này nhé.

 

Giai Đoạn 01: Giai đoạn thanh thản.

Giai đoạn đầu tiên là lúc chúng ta cảm thấy thoải mái nhất, nhẹ nhàng nhất, và nhiều người hoàn toàn không cảm thấy là mình đang nín thở.

 
 Giai đoạn 02: Giai đoạn co thắt.

 

Sau một thời gian nín thở, não ra lệnh "hãy thở đi", và chúng ta bắt đầu thấy khó chịu trong lồng ngực, bụng và cơ hoành bắt đầu co thắt. Cảm giác khó chịu và co thắt ngày càng mạnh, kèm theo nhiều cảm giác khác như ớn lạnh, cảm giác quặn bụng như sắp đi cầu, đổ mồ hôi lạnh, v.v.

 

Tuỳ từng người mà cảm giác và độ co thắt có khác nhau, nhưng cả thảy đều do chúng ta đang chống lại mệnh lệnh của não rằng "hãy thở đi, CO2 nhiều quá rồi!" Thế nên cách đơn giản nhất để thấy dễ chịu hơn là đừng chống lại phản ứng co thắt. 

 

Bạn có thể "chủ động co thắt" hay "hít thở nội bộ" [cơ hoành, cơ bụng, cơ ngực chuyển động như hít vào thở ra] để vừa "đánh lừa não" rằng mình đang hít thở vừa tạo hiệu ứng phụ "trộn khí" trong phổi và "nén khí" đưa O2 vào trong máu. Thông thường thì giai đoạn co thắt này dài tương đương với "Giai đoạn thanh thản" [thấy rõ nhất trong khi nín thở tĩnh - static]. Chỉ có một số ít người rất đặc biệt thì có "Giai đoạn co thắt" ngắn [chỉ hơi co thắt rồi trở lại thanh thản] hoặc thậm chí không có. 


Ngoài phản ứng co thắt và các cảm giác khó chịu trong bụng do não thấy dư CO2 ra, ở gần cuối giai đoạn này [nếu có vận động] chúng ta sẽ cảm thấy những cảm giác ở tay chân báo thiếu O2 như lạnh tứ chi, nhức mỏi [acid lactic tích tụ], và nặng hơn là tê tay chân. Lúc đó, máu của chúng ta đang dồn về trung tâm để nuôi tim và não, nên chúng ta phải vận động hết sức nhẹ nhàng và tiết kiệm [rất dễ bị vọp bẻ / chuột rút]. 

 

Đối với người tập nín thở thì đây là giai đoạn cực nhọc nhất nhưng chúng ta nên trân trọng nó, vì đó là cái "áo giáp" che chở chúng ta khỏi những nguy hiểm ở giai đoạn tiếp theo.

Kiến thức bơi lội, các nín thở khi bơi, lặnGiai đoạn 03: Giai đoạn mơ màng.

 

Co thắt một hồi thì có vẻ như chúng ta đã "quen" rồi và không thấy nặng nề nữa [mặc dù nhịp độ có thể vẫn tiếp tục tăng]. Thực ra là não chúng ta đang thiếu O2 nên đã giảm phản ứng và làm cho cảm giác bị nhoè đi.

 

Khi tới đây, các vận động viên nín thở tĩnh [static] bắt đầu phải mở mắt ra để kiểm tra xem khung cảnh trước mắt có còn sắc nét không, lỗ tai còn nghe rõ không, và trong đầu thử làm các phép suy luận đơn giản như cộng trừ nhân chia, nhớ xem mình đang ở đâu, hôm qua đã làm gì, ... để kiểm tra độ tập trung của ý thức. 

Qua tập luyện, những vận động viên static có thể kéo dài giai đoạn này ra mười mấy giây, đến cả nửa phút trước khi bị bất tỉnh [họ phải dừng nín thở trước khi bất tỉnh]. Tuy nhiên, khi chúng ta có vận động thì giai đoạn này ngắn hơn nhiều, và đặc biệt là khi chúng ta đang ngoi lên từ dưới sâu.

 

Khi đó chúng ta sẽ thấy rõ cảm giác "choáng" như khi đang ngồi/nằm lâu rồi đột ngột đứng dậy, kèm theo có thể là khung cảnh nhoè đi, tai nghe không rõ, và mất trí nhớ ngắn hạn. Lúc đó chúng ta chỉ còn cách điểm bất tỉnh vài giây thôi, nên phải dừng ngay việc nín thở [nếu đang dynamic], hoặc giảm ngay cường độ vận động nếu đang trồi lên từ dưới sâu.

 

Và hơi thở đầu tiên tuyệt đối không được thở ra hết [cùng lắm là nửa phổi thôi], tiếp theo là hít vào và gồng mình nén hơi để ép O2 vào máu, rồi thở ra hết, hít vào sâu, nén hơi,... lặp lại khoảng 3 lần. Thao tác thở kết hợp nén hơi đó được gọi là "thở móc câu" [hook breathing] vì chúng ta không thở suôn tuột mà phải "móc" lại sau mỗi lần hít vào. Để tiện thở móc câu thì nhiều freediver xả bớt khí ra ngay trước khi trồi lên mặt nước để hơi thở đầu tiên là hít vào chứ không phải thở ra. 

Nếu sau khi nín thở mà bạn lại ngáp thì cũng đừng bất ngờ, vì đó là phản xạ tự nhiên khi não chúng ta bị thiếu oxy.