Bơi lội là môn thể thao đồi hỏi chúng ta phải vận động từ đầu đến chân. Khi bơi lội chúng ta ngâm mình trong nước, nước tác động trực tiếp lên da và đóng vai trò massage tự nhiên rất tốt, thúc đẩy tuần hoàn máu, làm tiêu hao mỡ, thúc đẩy sự phát triển cơ bắp của tay, chân, bụng, đùi, lưng,… tăng khả năng để kháng của cơ thể.
Bơi lội rất hữu ích trong việc phát triển chiều cao (nhất là trong tuổi thanh thiếu niên) vì khi bơi chân, tây và thân người luôn vươn về phía trước kích thích sự phát triển của xương.
Khi bơi, cơ thể chúng ta ở trong môi trường nước, các khớp ở chân và cột sống được giảm áp lực từ trọng lượng cơ thể giúp giảm khả năng bị đau lưng, gối và các nhóm cơ khác.
Ngoài ra, bơi lội điều đặn giúp các khớp hoạt động tốt hơn, các đốt sồng được chun giãn tốt hơn, làm cho cột sống tăng tính đàn hồi linh hoạt, tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh viêm khớp mãn tính đặc biệt là ở người cao tuổi.
Xem thêm: Tại sao bơi lội lại tốt với người bệnh đau lưng
Do tác động của áp lực nước lên ngực, muốn hít vào thở ra bắt buộc người bơi phải thở mạnh, từ đó phát triển hệ thống hô hấp, làm tăng dung tích của phổi. Dung tích của phổi càng cao thì khả năng lao động được bền bỉ, vận đồng càng nhiều, tạo điều kiên thuận lợi cho hô hấp.
Khi bơi, cơ thể nằm thẳng dưới nước sẽ làm cho máu từ chân về tim, não tốt hơn. Tham gia vào hoạt động bơi lội sẽ giúp tim co bóp mạnh hơn, số lần đập của tim giảm từ 60 – 45 lần/phút vì thế những người đi bơi thường ít có khả năng bị bệnh về tim mạch.
Khi ta bơi, cơ thể chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố: tia bức xạ mặt trời, nhiệt độ và độ ẩm không khí, gió và sự chà xác của nước lên da. Sức nóng của ánh nắng trên mặt nước, độ mát của nước luân phiên nhau tác dụng trực tiếp lên da kích thích thần kinh và các bộ phận trong cơ thể, làm cân bằng các quá trình hưng phấn và giảm ức chế của vỏ não, mau chóng loại bỏ những dấu vết mệt mỏi do làm việc trí óc căng thẳng, tinh thần phấn chấn, minh mẫn. Thiết kế, xây dựng hồ bơi phù hợp giúp bơi lội thoải mái làm cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức chống đỡ, tăng tính thích nghi với mọi sự thay đổi của thời tiết và hoàn cảnh sống.
Xem thêm: Mùa hè nên đi bơi
Trước khi xuống bơi để phòng ngừa những hệ lụy không mong muốn hay như chuột rút- chứng co cơ có thể gây tai nạn đang tiếc khi bơi thì bạn cần tiến hành các bài tập khởi động, kéo căng các cơ xương khớp trong cơ thể. Các chuyên gia khuyên bạn nên khởi động ít nhất 10 – 15 phút trước khi xuống bơi.
Ngoài ra cũng nên áp dụng một số bài tập vận động tay chân cổ khoảng 10 – 15 phút trước khi xuống bơi để làm ấm cơ thể, phòng ngừa tình trang mệt mỏi.
Nước bể bơi luôn có chứa một lượng hóa chất nhất định đặc biệt là hóa chất clo có thể khiến cho tóc bị xơ, khô, rối. Vì thế mũ bơi là một “hành trang” bạn nên mang theo mỗi khi đi bơi để hạn chế sự tác động của hóa chất đối với mái tóc.
Ăn uống quá no trước khi đi bơi sẽ khiến cho bạn có cảm giác ì ạch, khó chịu, gây nên cảm giác uể oải, đau bụng và ảnh hưởng đến quá trình bơi lội.
Hóa chất cũng có thể khiến cho da bị khô do những hệ lụy của nó, vậy nên cần tắm gội lại ngay sau khi bơi xong bằng nước thường và xà bông. Bằng cách này bạn sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ ảnh hưởng mặt trái của nước bể bơi với da và tóc.
Sau khi bơi, mắt có thể bị ngứa, đỏ. Đây chính là biểu hiện của viêm kết mạc, phần lớn thường do vi khuẩn gây ra. Trong thời điểm bệnh mắt đỏ dễ bùng phát là từ tháng 6-tháng 8, đặc biệt cần lưu ý đeo kính khi bơi để nước không vào mắt. Không nên dùng tay dụi mắt, chỉ nên dùng nước sạch để rửa mắt sau khi bơi. Trước và sau khi bơi nên nhỏ vài giọt thuốc mắt để chống viêm.
Sau khi lao động mồ hôi đang ra nhiều không nên nhảy xuống nước bơi lội ngay, vì dễ bị cảm lạnh đột ngột, thậm chí có thể bị ngất xỉu mà trong nhân dân gọi là “trúng nước". Nguyên nhân do cơ thể không kịp phản ứng trước sự thay đổi nhiệt độ nóng, lạnh quá bất ngờ. Đây là lý do chính làm cho người biết bơi cũng gặp nguy hiểm ngay ở chỗ nước nông.